Logo CNG Việt Nam
Search
Close this search box.
Truyền thông

Giá xăng dầu hôm nay 6/6: Thị trường dồn dập tin tốt, giá dầu vượt áp lực, liên tiếp lập đỉnh

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 31/5 với xu hướng tăng nhẹ sau khi sụt giảm trong phiên giao dịch trước đó nhờ triển vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô lạc quan. Nguồn cung dầu giá rẻ từ Iran (nếu có) được đánh giá là không đủ mạnh để tạo tác động lên cán cân cung – cầu trên thị trường dầu thô, đặc biệt khi mà sản lượng dầu toàn cầu đang có chiều hướng suy giảm.

Ngoài ra, việc đồng USD neo ở mức thấp cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần đi lên.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 66,59 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 68,88 USD/thùng.

Ảnh minh hoạ

Và khi những dự báo về khả năng cung có thể vượt cầu được đưa ra dựa trên các phân tích về triển vọng cải thiện nhu cầu dầu, giá dầu thế giới đã tăng vọt.

Tại Nhật Bản, dữ liệu về sản lượng công nghiệp trong tháng 4/2021 được ghi nhận tăng 2,5% so với tháng trướt, vượt qua mức 1,7% của tháng trước đó; trong khi đó doanh số bán lẻ cũng được ghi nhận tăng tới 12% so với cùng kỳ 2020.

Tại Trung Quốc, theo dữ liệu được công bố thì Chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất (PMI) trong tháng 5 của nước này là 51,0 và PMI phi sản xuất là 55. Theo giới phân tích, cả 2 chỉ số này đều ở trên mốc 50 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang có tăng trưởng.

Tại châu Âu, Chỉ số quản lí thu mua PMI sản xuất khu vực EU đã tăng lên 63,1 vào tháng 5, cao hơn kì vọng 62,8 và là mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 6/1997. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 2% so với cùng kì năm trước, tốt hơn dự báo 1,9% được đưa ra trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 5 tăng 0,9% so với cùng kì năm trước, tốt hơn mức dự báo 0,7%. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 giảm xuống còn 8%, thấp hơn mức dự báo 8,1%.

Việc các nước mở cửa trở lại, đặc biệt ở Mỹ và EU, được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô, khi người dân Mỹ và châu Âu sẽ tăng cường đi du lịch sau thời gian dài bị “giảm lỏng” bởi diễn biến của dịch bệnh.

Theo các nhà phân tích, điều này có thể kéo nhu cầu dầu toàn cầu lên mức 100 triệu thùng/ngày vào Quý III/2021, thời điểm mùa du lịch cao điểm tại Mỹ và các nước châu Âu.

Trong diễn biến khác, các nhà phân tích của ANZ đã đưa báo báo đầy lạc quan về việc cầu sẽ vượt cung ở mức 650 ngàn thùng/ngày vào Quý III/2021 và 950 ngàn thùng/ngày vào Quý IV/2021. Và điều đáng nói, dự báo này của ANZ được đưa ra đã tính đến cả việc tổng cung dầu tăng thêm 500 ngàn/thùng từ Iran.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/6, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 67,21 USD/thùng, tăng 0,89 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 69,70 USD/thùng, tăng 0,98 USD/thùng trong phiên.

Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố và gia tăng trong phiên giao dịch sau đó khi các thông tin tích cực từ cuộc họp thường kỳ của OPEC+ được phát đi.

Cụ thể, kết thúc cuộc họp chính sách ngày 1/6, OPEC+ tuyên bố vẫn sẽ duy trì mức tăng sản lượng đã thoả thuận đến tháng 7 tới, đồng thời khẳng định tốc độ sản xuất sẽ được quyết định theo các điều kiện thị trường. Quyết định này của OPEC+ được đưa ra dự trên các cân đối cung – cầu dầu thô trên thị trường với khả năng nguồn cung dầu của Iran sẽ trở lại thị trường.

Theo Tổng Giám đốc OPEC Mohammad Barkindo, việc gia tăng thêm nguồn cung từ Iran sẽ không tạo ra vấn đề cho thị trường: “Chúng tôi kỳ vọng việc Iran quay trở lại sản xuất và xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới sẽ diễn ra một cách trật tự và minh bạch”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman, lại cho rằng triển vọng cải thiện nhu cầu dầu thô hiện đang rất tốt nhờ đà phục hồi tại 2 thị trường là Mỹ và Trung Quốc.

Các chuyên gia của OPEC+ cũng đưa nhận định nhu cầu dầu thô sẽ tăng khoảng 6 triệu thùng/ngày vào năm 2021 khi thế giới hồi phục sau đại dịch.

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô, còn được thúc đẩy mạnh khi nhiều nước trên thế giới bước vào mùa nắng nóng đỉnh điểm trong năm.

Các nhà phân tích của ING Economics cho biết thị trường đang hướng sự quan tâm đến triển vọng phục hồi nhu cầu dầu, và OPEC+ cho rằng các kho dự trữ dầu sẽ sụt giảm đáng kể trong thời gian tới.

Báo cáo hàng tháng của OPEC đưa ra trong tháng 5 cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày trong năm 2021, tương đương tăng 6,6% so với năm 2020, lên mức 96,46 triệu thùng/ngày.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 3/6, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 68,84 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 71,38 USD/thùng.

Một chút lo ngại về diễn biến của dịch Covid-19 có thể tái bùng phát ở khu vực châu Âu đã kéo giá dầu ngày 4/6 giảm nhẹ. Tuy nhiên, diễn biến này đã nhanh chóng bị lấn át khi thị trường dầu thô tiếp tục đón nhận thông tin tích cực từ nền kinh tế Mỹ.

Dữ liệu vừa được Quản lý cung ứng Mỹ (ISM) công bố, Chỉ số Quản lý Mua hàng sản xuất (PMI) của Mỹ đã tăng lên 61,2 trong tháng 5. Kết quả này có được là do nhu cầu tăng cao trong bối cảnh các doanh nghiệp trở lại thị trường và nó cao hơn nhiều con số dự báo 60,9 được đưa ra trước đo.

Trước đó, giá dầu thế giới cũng được hỗ trợ mởi bởi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh. Cụ thể, theo dữ liệu được Dầu khí Mỹ công bố ngày 2/6, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm hơn 5 triệu thùng trong tuần trước.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thế giới đã quay đầu tăng mạnh.

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2021 đứng ở mức 69,37 USD/thùng, giá dầu Brent giao tháng 8/2021 đứng ở mức 71,64 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.426 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 19.531 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.774 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 13.825 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.279 đồng/kg.

Với diễn biến như trên, giá dầu ngày 6/6 ghi nhận thị trường dầu thô đang hội tụ nhiều yếu tố tích cực có thể hỗ trợ giá dầu tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể thấy, rủi ro lạ phát, căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là mối quan hệ Mỹ – Trung và diễn biến dịch bệnh vẫn rất lớn, có thể bùng phát và tạo áp lực giảm giá lớn lên giá dầu. Nếu một trong những yếu tố đó bùng phát, giá dầu có thể giảm mạnh bởi đà tăng của giá dầu tuần qua có nhiều yếu tố hỗ trợ mang tính dự báo, không bền vững.

Hà Lê

Petrovietnam trao 400 tỉ đồng xây dựng Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19
Trong quá trình xây dựng, phát triển, Petrovietnam luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa
Dòng tiền “say” chứng khoán bao giờ giảm nhiệt?
“Cơn điên” của tiền vào chứng khoán chưa dừng lại, dòng dầu khí “dậy sóng”
Bộ trưởng Tài chính “lệnh” quản chặt xổ số, thông đường cho chứng khoán
Người người đổ xô đầu tư, tiền vào chứng khoán nhiều chưa từng có
[E-Magazine] BDTT Nhà máy Đạm Phú Mỹ: An toàn, hiệu quả như kỳ vọng!
[E-Magazine] Nguyễn Thanh Tĩnh – Tên người không như cuộc đời
[E-Magazine] Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất: Chiến lược mang tính cấp thiết
[E-magazine] PVN – Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ
[E-Magazine] Bí quyết vượt “khủng hoảng kép” của PVN
[E-magazine] PVN – Tâm thế vượt “khủng hoảng kép”
[E-magazine] Gia tăng trữ lượng dầu khí – Cần khai thông “điểm nghẽn”

Share