Logo CNG Việt Nam
Search
Close this search box.
Truyền thông

Thị trường khí LNG: Từ thế giới nhìn về Việt Nam

Giới thiệu khí thiên nhiên hóa lỏng LNG:

LNG là chữ viết tắt cụm từ tiếng Anh – Liquefied Natural Gas là khí thiên nhiên hóa lỏng. Loại khí này có thành phần chủ yếu là khí Methane CH4 (94,3%), không màu, không mùi, không độc hại và được làm lạnh tại nhiệt độ rất thấp (khoảng -120 đến -170ºC để chuyển sang thể lỏng). Nhiệt độ thích hợp nhất để hóa lỏng và loại bỏ tạp chất trong LNG là -163ºC. Các khí được tách ra khỏi khí tự nhiên thô trước khi hóa lỏng bao gồm propan, butan (n-butan) và isobutane (i-butane). Sau khi được hóa lỏng, sức chứa của LNG cao gấp 2,4 lần so với CNG (Compressed Natural Gas, hay khí thiên nhiên nén).

Do chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15 độ C, 1 atm), LNG là sản phẩm khí thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển từ nơi sản xuất đến các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Phương tiện vận chuyển chủ yếu hiện nay là các tàu LNG với tải trọng từ 170.000 m3 đến 260.000 m3, trong đó, tải trọng phổ biến nhất là từ 155.000 m3 đến 170.000 m3. Sau khi được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, LNG được chuyển trở lại trạng thái khí khi đi qua thiết bị tái hóa khí sau đó được bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ công nghiệp, dân dụng.

LNG được sử dụng tương tự như khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện, hộ công nghiệp, khu đô thị. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới LNG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải như tàu biển, tàu hỏa và xe vận tải nặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trữ lượng LNG của các quốc gia tiềm năng:

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA): Trữ lượng đã được chứng minh về khí tự nhiên trên thế giới giai đoạn 1960 – 2012 được dựa trên số liệu của của CIA The World Factbook (nguồn tài liệu tham khảo do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA cung cấp) và EIA… Tuy nhiên, con số này cũng chỉ là tương đối, với 3 ba quốc gia được coi là thống trị, gồm: Iran, Nga và Qatar.

Có một số bất đồng về quốc gia có trữ lượng khí lớn nhất. Ví dụ theo CIA, Nga có trữ lượng lớn nhất đã được chứng minh là 47.600 km³, còn theo EIA con số này lại là 49.000 km³, và theo OPEC lại là 48.810 km³. Tuy nhiên, BP cho rằng: Nga chỉ có 32.900 km³ chỉ xếp vị trí thứ hai, sau Iran một chút 33.100 đến 33.800 km³.

Do các thông báo liên tục về trữ lượng có thể thu hồi khí đá phiến, cũng như việc khoan thăm dò ở Trung Á, Nam Mỹ và châu Phi, khoan nước sâu, các ước tính đang được cập nhật thường xuyên, hầu hết đang tăng lên. Kể từ năm 2000, một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Canada, đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn về trữ lượng khí đã được chứng minh do sự phát triển của khí đá phiến, nhưng các mỏ khí đá phiến ở hầu hết các quốc gia vẫn chưa được thêm vào tính toán trữ lượng.

Bảng trữ lượng khí đã được chứng minh (km³) của 10 quốc gia đứng đầu thế giới:

 

Quốc gia

 

 

Theo EIA

 

(bắt đầu từ năm 2021)

 

 

Theo OPEC

 

(bắt đầu từ năm 2018)

 

 

Theo BP

 

(bắt đầu từ năm 2018)

 

 

Mức sản xuất

 

km³/

 

(năm 2020)

 

 

Số năm dự trữ

 

 

Ghi chú

 

 

Nga

 

 

47.798

 

 

50.617

 

 

35.000

 

 

624

 

 

77

 

 

 

 

Iran

 

 

33.980

 

 

33.810

 

 

33.200

 

 

238 (2019)

 

 

143

 

 

 

 

Qatar

 

 

23.871

 

 

23.861

 

 

24.900

 

 

167 (2019)

 

 

143

 

 

 

 

Saudi Arabia

 

 

15.910 (2022)

 

 

8.715

 

 

8.000

 

 

114

 

 

140

 

 

 

 

Mỹ

 

 

13.167 (2020)

 

 

9.067

 

 

8.700

 

 

947

 

 

14

 

 

 

 

Turkmenistan

 

 

11.326

 

 

9.838

 

 

19.500

 

 

84 (2019)

 

 

135

 

 

 

 

Trung Quốc

 

 

6.654

 

 

2.934

 

 

5.500

 

 

179 (2019)

 

 

37

 

 

 

 

UEA

 

 

6.088

 

 

6.091

 

 

5.900

 

 

63

 

 

97

 

 

 

 

Nigeria

 

 

5.748

 

 

5.627

 

 

5.200

 

 

46 (2019)

 

 

125

 

 

 

 

Venezuela

 

 

5.663

 

 

5.707

 

 

6.400

 

 

23 (2019)

 

 

246

 

 

 

 

Algeria

 

 

4.502

 

 

4.504

 

 

4.300

 

 

88 (2019)

 

 

51

 

10 nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới:

Theo trang tin năng lượng trực tuyến Canada Visualcapitalist: 10 quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới này chiếm khoảng 73% tổng sản lượng khí tự nhiên của thế giới hiện nay. Cụ thể:

 

Quốc gia

 

 

Mức sản xuất 2021 (tỷ m3)

 

 

Thị phần (%)

 

 

Mỹ

 

 

934,2

 

 

23,1

 

 

Nga

 

 

701,7

 

 

17,4

 

 

Iran

 

 

256,7

 

 

6,4

 

 

Trung Quốc

 

 

209,2

 

 

5,2

 

 

Qatar

 

 

4,4

 

 

Canada

 

 

172,3

 

 

4,3

 

 

Australia

 

 

147,2

 

 

3,6

 

 

Saudi Arabia

 

 

117,3

 

 

2,9

 

 

Na Uy

 

 

114,3

 

 

2,8

 

 

Algeria

 

 

100,8

 

 

2,5

 

 

 

 

Tổng 4.036,9

 

 

100%

 

Khí tự nhiên chiếm 32% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Mỹ, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Nga là nhà sản xuất lớn thứ hai và cũng có trữ lượng khí đốt tự nhiên nhiều nhất trên thế giới. Sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đã tăng 7,8% vào năm 2021 và gần gấp đôi kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng sản lượng bền vững này một phần là do các chính sách của chính phủ khuyến khích chuyển đổi từ than sang khí. Bất chấp những nỗ lực này, châu Âu vẫn phụ thuộc vào Nga về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn.

Các đối tác kinh doanh khí LNG thế giới Việt Nam có thể hợp tác:

Theo trang tin trực tuyến Nhật Bản Jiapex.co.jp (JCJ): Thị trường khí tự nhiên hóa lỏng ở Việt Nam đang thu hút các nhà đầu từ nước ngoài. Thị trường LNG của Việt Nam đang rất sôi động, tăng trưởng cao, nhất là các dự án nhà máy điện khí LNG và kho LNG. Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, LNG được đánh giá có tầm quan trọng trong việc cải thiện an ninh nguồn cung cấp năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam trong tương lai.

Hãng tin Anh Reuters cuối tháng 7-2022 cho biết: Việt Nam và Mỹ đang tìm cơ hội hợp tác đầu tư phát triển năng lượng sạch. Tại hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Việt Nam (VES) được tổ chức gần đây, Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Reuters trích dẫn lời ông Ken Haig – Giám đốc Chính sách Năng lượng châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Amazon Web Service (AWS) – một công ty của Amazon.com cho biết: Việt Nam và Mỹ có nhiều dự án hợp tác tiềm năng trong lĩnh vực điện khí, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần phát triển thương mại hai chiều hài hòa và thực hiện mục tiêu an ninh năng lượng. Cũng phải nói thêm rằng, nguồn cung năng lượng sơ cấp của Việt Nam có phần hạn chế, Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây là phải nhập khẩu LNG để thỏa mãn cho nhu cầu năng lượng.

Theo Reuters: Chan May LNG – một liên doanh Hoa Kỳ – Việt Nam (các nhà đầu tư Hoa Kỳ sở hữu 60% còn phía Việt Nam 40%) có kế hoạch đầu tư lên đến 6 tỷ USD cho một dự án điện ở Việt Nam khi họ phát hiện thấy nhu cầu điện khí tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam rất tiềm năng. Dự án ở tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm một nhà máy điện 4 GW, một cảng kho LNG và các cơ sở lưu trữ), John Rockhold – đồng sáng lập của liên danh nói với Reuters bên lề hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng Việt Nam (VES). Việc xây dựng nhà máy điện tại tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến ​​bắt đầu vào năm tới. Giai đoạn đầu tiên 2,4 GW sẽ đi vào hoạt động từ năm 2024 và chạy toàn bộ nhà máy từ năm 2027. “Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ Hoa Kỳ cho dự án, vì họ có LNG để bán. Chúng tôi có một số nhà cung cấp LNG tại Hoa Kỳ nên rất thuận lợi, có thể mua sắm bất cứ lúc nào” – Rockhold cho biết.

Khi đi vào hoạt động đầy đủ, dự án sẽ nhập khẩu LNG của Hoa Kỳ trị giá khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này sẽ giúp thu hẹp thâm hụt thương mại mà Hoa Kỳ phải gánh chịu với Việt Nam. Việt Nam đang tìm cách nhập khẩu nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ, như than và LNG, để thu hẹp khoảng cách thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump dọa đánh thuế đối với các sản phẩm của Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc đang lên đỉnh.

Theo sputniknews – một trong những hãng sản xuất khí gas lớn nhất thế giới mà Việt Nam có thể hợp tác đó là tập đoàn hàng đầu của Nga: OJSC Gazprom (Gazprom). Tập đoàn này dự định đầu tư gần 300 triệu USD vào dự án điện khí tại Quảng Trị. Đây là dự án trọng điểm nhằm đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030, trong đó Gazprom International (GI) là công ty trực tiếp thực hiện dự án. Dự án, hay nhà máy có công suất 340 MW, sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp. Đây là dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Được xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị trên diện tích sử dụng đất khoảng 42,23 ha. Gazprom International cho hay, chủ đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ; hợp tác với các nhà điều hành khai thác trong khu vực để kết nối các mỏ khí hiện hữu, khi vận hành sẽ bổ sung thêm điện năng cho nhu cầu phụ tải điện của khu vực miền Trung.

Cho đến thời điểm hiện tại, dự án LNG đang hoàn thiện và sẽ là dự án đầu tiên đi vào vận hành là kho cảng LNG Thị Vải của PV GAS. Giai đoạn một của dự án là cảng, xưởng khí hóa và kho công suất 1 triệu tấn LNG/năm, cung cấp cho Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3, 4 và các khách hàng công nghiệp./.

NGUỒN: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Share